Kết duyên trầm là một hiện tượng thú vị và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bởi khi đeo vòng trầm hương càng lâu vòng càng “lên nước”, nâu sẫm và thơm dịu ngọt hơn. Tuy nhiên, lại có một vài trường hợp (ít gặp), đeo vòng trầm bạc màu, không đẹp như ban đầu. Vậy tại sao lại có sự khác biệt này? Liệu có phải vòng trầm không đẹp hơn đều là vòng trầm giả? Cùng AGA Việt Nam tìm hiểu sâu hơn về những hiện tượng này nhé.
Câu chuyện hiện tượng người kết duyên trầm
Khi bị tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài như thiên tai, chặt đẽo…, sự thâm nhập của các loài côn trùng như kiến làm tổ, sâu đục,… nhựa cây Dó Bầu sẽ tích tụ, bao vọc và chữa lành vết thương đó. Vượt qua hàng chục lên đến hàng trăm năm, bởi sự tác động của các loại nấm và những hoạt chất có trong chất nhựa này, chất gỗ chỗ cây tổn thương dần thay đổi và được gọi là trầm hương. Do đó, bản chất trầm hương là một loại tinh dầu quý báu và khan hiếm, sinh ra từ những vết thương trên thân cây Dó Bầu.
Từ phôi trầm hương, qua sự khéo tay của những người thợ lành nghề sẽ tiện thành những chiếc vòng trầm xinh xắn. Khi đeo vòng trầm trong một thời gian dài, những hạt trầm sẽ trở nên bóng hơn, vân gỗ rõ ràng, mùi thơm vương vấn vượt thời gian. Dân gian gọi đây là hiện tượng kết duyên trầm, sinh ra khi thân nhiệt giữa người và gỗ trầm cộng hưởng với nhau tạo nên cây cầu tâm giao. Chủ nhân chiếc vòng càng đeo lâu, hạt trầm hương càng lên nước và sẫm bóng; vân gỗ đẹp hơn, các tia dầu trông rõ hơn nhờ sự “bén duyên” có một không hai giữa chủ nhân và trầm.
Mùi thơm trầm thanh ngọt, nhẹ nhàng và dễ chịu vô cùng; chứ không phải mùi trầm nồng gắt tẩm mùi. Thực chất “kết duyên trầm” là một hiện tượng sinh lý và khoa học rất thực tế, cực kỳ thú vị.
Đeo vòng trầm tỏa mùi thơm khi kết duyên trầm
Khi đeo vòng lên người, vì có sự cọ sát giữa da người và các tế bào gỗ trầm cùng với tác động từ nhiệt độ cơ thể nên làm ngăn chặn các liên kết của phân tử cellulose, hemicellulose của tế bào gỗ. Khi đó sẽ sinh ra “lỗ hở” để các phân tử tinh dầu trầm hương bên trong gỗ thoát ra từ từ. Vì vậy, chủ nhân ngửi thấy mùi thơm rõ ràng hơn của vòng trầm. Tùy mỗi cơ địa người đeo mà vòng trầm hương có mùi thơm đậm, nhạt khác nhau. Có thể lý giải rằng mùi thơm của trầm tùy thuộc vào năng lượng và cơ địa của mỗi người mà lên được cái mùi thơm đặc trưng.
Vòng trầm đeo lâu sẫm bóng khi kết duyên trầm
Vòng trầm mang lâu có lớp bóng là vì có sự ma sát làm phẳng bề mặt hạt trầm, sinh ra hiện tượng “phản chiếu lại ánh sáng”, tương tự như kỹ thuật đánh bóng cho vật dụng gỗ. Vì vậy người đeo trong thời gian dài sẽ thấy vòng trầm ngày càng bóng hơn. Đây cũng được xem là một trong những đặc điểm của kết duyên trầm.
Vòng trầm bị bạc màu khi đeo lâu
Dưới ảnh hưởng của ánh sáng, những chất tiết ra từ mồ hôi (muối, ion,…) và thời tiết sẽ dần ăn mòn các tế bào gỗ. Dẫn đến việc giải phóng các chất có màu (trong đó có cả tinh dầu trầm hương) trong các tế bào gỗ trầm. Từ đó, vòng trầm hương sẽ bị bạc màu, phai nhạt màu nâu của gỗ. Đây cũng là lý do AGA Việt Nam luôn lưu ý chủ nhân tránh để vòng thấm nước và tránh đeo vòng khi hoạt động thể thao đổ nhiều mồ hôi và khi trời mưa.
Vòng trầm bị mất mùi khi đeo lâu
Hầu hết các vòng tay gửi về AGA Việt Nam bảo hành vì thất thoát mùi trầm đều có cùng một nguyên nhân là do chủ nhân sử dụng mỹ phẩm và nước hoa trực tiếp lên vòng. Theo các chuyên gia trầm hương: Mỹ phẩm, nước hoa đều có mùi thơm rất đậm vì được làm từ tinh dầu dễ bay hơi, do đó mật độ phân tử của các tinh dầu hóa chất này cao. Vì vậy chúng dễ “lấn át” mùi thơm của trầm hương. Mùi trầm hương tự nhiên chỉ thoang thoảng nên người đeo chỉ ngửi thấy mùi của nước hoa, chứ không phải trầm hương bị mất mùi.
Các chuyên gia đánh giá trầm hương cao cấp, họ vẫn ngửi thấy hương trầm khi có nước hoa, vì sẽ có những người có khứu giác rất tốt, họ có khả năng phân biệt các mùi với hàm lượng phân tử ít trong không khí. Hầu như như thì chỉ thấy mùi của mỹ phẩm hoặc nước hoa, chứ ko ngửi ra mùi trầm hương. Đó là tùy thuộc vào “độ nhạy” và “tinh” của khứu giác mỗi người.
Trầm hương tự nhiên mang một mùi thơm vĩnh cửu. Càng đeo lâu vòng càng đẹp, mùi thơm càng bền, đậm và ấm, tuy nhiên phải biết cách bảo quản vòng trầm đúng cách. Cũng có trường hợp mới đeo một thời gian ngắn vòng đã trở nên bóng và thơm, sẫm bóng hơn. Tuy nhiên có người đeo lâu mà vòng trầm vẫn y hệt như ban đầu. Dân gian cho rằng đây là sự “kết duyên” của mỗi người với trầm hương – linh khí của đất trời. Ngoài ra, tùy vào cơ địa của mỗi người, vì vậy thời gian kết duyên trầm cũng sẽ khác nhau.
Tổng kết
Như vậy, có thể thấy ý nghĩa của kết duyên trầm chỉ là một cách nói hoa mỹ hơn về các hiện tượng lý – hóa – sinh xảy ra khi đeo vòng tay trầm hương. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải diễn ra ở tất cả các vòng trầm hương. Cần nhấn mạnh chỉ diễn ra ở vòng tay được chế tác từ trầm hương tự nhiên. Còn với vòng trầm công nghệ có đeo lâu đến mấy thì màu gỗ cũng bị bạc đi và mùi hương thì nồng gắt do được tẩm hương liệu. Đây cũng là cách để người mua phân biệt giữa trầm hương thật và trầm hương giả.